HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    0903 390 537 gặp Ms. Thanh Hồng-GĐ

     

Hồng khải nguyễn

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

Chuyện suy ngẫm

Bạn đã từng thấy

Chủ nhật, 06/01/2013, 15:32 GMT+7

Chắc hẳn bạn và tôi từng chứng kiến cảnh này? 

Ông lão cùng bộ quần áo rách nát hai tay ôm khư khư hộp bột nặn tò he với một chiếc dép bong đế bị cô hàng nước túm cổ, lôi xềnh xệch ra đường. 

Đêm 31 dương lịch cuối năm, trời rất lạnh và rét. Ngoài đường người ta xúng xính váy áo, khăn len, găng tay, đội mũ đi chơi từng đôi một, từng gia đình. Và tôi cũng vậy...

 
Từ một cửa hàng ăn bước ra đến chỗ đỗ xe, tôi cứ phải xuýt xoa mấy lần vì gió lạnh. Cố nghĩ bước lên xe thì ấm rồi, chân tôi lại càng rảo nhanh. Đúng lúc đó một hình ảnh xuất hiện: ông cụ bán tò he.
 
Có ai còn nhớ tò he là thứ đồ chơi gì không?! Ông cụ ấy già, già lắm rồi. Gương mặt ông đầy những nét khắc khổ, chân tay ông nhăn nheo, tóc thì lưa thưa vài sợi bạc trắng.
 
Áo quần ông đã nát và mỏng manh lắm, chân đi đôi dép mà tôi không dám gọi là dép.
 
Tất cả đều đã cũ lắm rồi, từ ông, quần áo của ông, đến cái món đồ chơi ông đang bán.
 
Ông ngồi đấy, tay run run (vì ông đã già hay vì trời rét), cẩn thận nặn từng con tò he bằng khối bột xanh xanh đỏ đỏ ấy. Ông ngồi trên vỉa hè, đằng sau là tòa nhà to đùng với đủ thứ đèn trang hoàng, trước mặt là vòi phun nước với đủ thứ nhạc ồn ã, xung quanh ông có đủ những người nhộn nhạo. Họ vội vã đi đến rồi đi qua, không dừng lại một bước. Và tôi cũng vậy...
 
Nói thật là tôi có để ý đến ông, vì nhìn ông cụ tội và khổ quá. Nhưng chỉ là để ý đến thôi, lúc đó tôi có dừng lại đâu, cũng định bụng mua giúp ông một hai thứ đó về nhưng nghĩ cũng chẳng có ai chơi.
 
Sẽ vẫn là như thế nếu tôi không giật mình khi nghe từ sau những tiếng the thé chua ngoa:
 
- Cái lão già này, cút ra chỗ khác cho người ta bán hàng, ngồi đây định ám quẻ à? Đi đi...
 
Một cô bác bán thuốc lá gần đó xẵng giọng mắng chửi một người đáng tuổi ông, tuổi bố mình.
 
Ông cụ sợ.
 
Ông lập cập đứng lên nhưng vì ông đã già, thu dọn hộp đồ nghề không được nhanh, nhất là với đôi tay đang run run kia.
 
Có lẽ vì thấy ông chậm chạp như thế, nên cô bác bán thuốc lá xồng xộc chạy ra và xềnh xệch lôi ông cụ đứng dậy, đẩy ra đường.
 
Một chiếc dép ông bị văng ra nằm trên vỉa hè.
 
Người ta thả ông ra, ông với tay nhặt chiếc dép cất vào bọc nilon vì nó bị bong đế rồi.
 
Thế là ông đi chân đất trong tiết trời Hà Nội 12 độ. Băng qua đường đến chỗ vỉa hè khác, thu xếp rồi ngồi thu lu một góc khác, ông lại bày biện những con tò he ra, hình nhân nào nét mặt cũng tươi vui rạng rỡ.
 
Nhưng sao ông buồn thế? Vì không có ai mua? Không ai nhớ đến thứ đồ chơi cổ truyền này?
 
Tất cả chỉ diễn ra trong sự quan sát của tôi vỏn vẹn có 5 phút. Tôi đi chơi tiếp như bình thường, trên đường có kể lại chuyện cho mấy người bạn, nhưng có vẻ chẳng ai quan tâm. Tôi nhủ lòng có thể ông sẽ bán được cho khách Tây, có thể họ thích?
 
Hai ngày sau, đi ngang qua đoạn đường đó, tôi có ngoảnh lại nhìn khắp góc vỉa hè để tìm ông bán tò he. Bởi thực sự hôm đó về tôi thấy day dứt mãi vì không mua giúp ông cụ.
 
Và tôi cố tình đi ngang qua con đường đó, để làm điều gì đó cho lòng mình thoải hơn. Và tôi đã nhìn thấy ông, lại ngồi co ro trong một góc vỉa hè, hai tay run run nặn từng hình nhân bé xíu...
 
.....................

Trong cuộc sống đầy lo toan, hãy dừng lại một chút để đồng cảm với nhau.

Lần sau nếu bạn gặp hình ảnh này hãy mua ủng hộ Ông già bán tò he bạn nhé! 

Cám ơn bạn July có một bài chia sẻ thật hay trên VNexpress!

Nguyễn Quốc Thoại